Gần đây, do hay vào Sài Gòn công tác, tôi mới có nhiều cơ hội đọc thơ của đồng nghiệp ở thành phố. Đọc vậy, nên trong tôi thầm xác tín một niềm tin về thơ ta. Đó là sự chuyển động lặng lẽ nhưng rất mạnh mẽ của dòng chảy thơ theo thời gian vô cùng, vô tận. “Phút 89” của nhà báo – nhà thơ Minh Đan là một minh chứng đầy thuyết phục.
Gặp lại nhà thơ Nguyễn Phong Việt những ngày cuối năm 2014, hỏi thăm về phát hành tập thơ thứ ba, anh cho biết: Chỉ mới in từ đầu tháng 12-2014 nhưng Sinh ra để cô đơn đã in được 14.000 bản. Bên cạnh nhà văn lão luyện Nguyễn Nhật Ánh với các truyện viết cho tuổi học trò luôn là best-seller thì Nguyễn Phong Việt được xem là kỷ lục gia về phát hành thơ. Đến giờ này, tập Đi qua thương nhớ in năm 2012 đã 38.000 bản, tập Từ yêu đến thương in cuối năm 2013 là 20.000 bản. Trong bối cảnh thơ Việt in ra bán không ai mua, cho không ai muốn nhận thì gần đây tác phẩm của một số nhà thơ đã được tìm mua và thơ bán khá chạy. Ngoài Nguyễn Phong Việt, còn có hai nhà thơ nữ: Trần Mai Hường và Minh Đan không lo thơ mình bị... ế.
Ban nhà văn trẻ thuộc Hội Nhà văn TP.HCM ra mắt sáng 27/8/2015 bằng một hoạt động: hỗ trợ kinh phí in tác phẩm cho hai nhà thơ Ngô Thúy Nga và Trần Võ Thành Văn với mức 8 triệu đồng/người.
Là một nhà báo có niềm say Thơ đặc biệt, Minh Đan từng bước khẳng định vị trí của mình trong lòng độc giả và trên sân thơ. Tạp chí Người làm báo đã có cuộc trò chuyện thú vị với chị xoay quanh chuyện đời, chuyện nghề...
Sáng 27/8, tại 81 Trần Quốc Thảo, Q.3, Ban Nhà văn trẻ Sài Gòn đã có buổi ra mắt nhiệm kỳ mới (2015 - 2020). Theo quyết định của Ban chấp hành Hội Nhà văn Thành phố nhiệm kỳ 7, Ban Nhà văn trẻ gồm 9 thành viên. Trong đó nhà văn Trần Nhã Thụy giữ nhiệm vụ Trưởng ban, Tiến Đạt là Phó ban, các thành viên Ban Nhà văn trẻ được phân công đảm trách các nhiệm vụ khác: Ngô Thị Hạnh (phụ trách hội viên trẻ và sân thơ trẻ), Phùng Hiệu (phụ trách tổ chức sự kiện và tài trợ), Trần Lê Sơn Ý (phụ trách thực tế sáng tác), Phạm Phương Lan (phụ trách tài chính), Tiểu Quyên (phụ trách chuyên đề hội thảo), Minh Đan (phụ trách tài trợ sáng tác trẻ).
Sự rập khuôn, công thức là một trong những căn bệnh cản trở phát triển văn học. Những người mới bước vào con đường sáng tác không phải ai cũng thấu hiểu được căn bệnh này. Đó là lý do diễn ra cuộc tọa đàm mini "Văn trẻ ý thức về sự khác biệt" trong khuôn khổ Trại sáng tác văn học tại Vũng Tàu do Hội Nhà văn Sài Gòn tổ chức vào giữa tháng 10/2014, thu hút ý kiến của nhiều nhà văn trẻ...