Đoàn Nhà văn trẻ TP.HCM tham quan Nhà máy thủy điện Trị An, tìm hiểu quá trình hình thành cũng như cách vận hành nhà máy của tổ máy, hệ thống cửa xả và vai trò của nhà máy trong vùng kinh tế Đông Nam bộ. Thủy điện Trị An nằm trên sông Đồng Nai, ngoài chức năng cung cấp điện, còn là hồ đảm bảo nước cho sinh hoạt, đẩy mặn, điều tiết lũ, tưới tiêu cho mùa khô ở hạ lưu...
Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn TP.HCM) phối hợp với Khoa văn học và ngôn ngữ trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm chủ đề Văn học trẻ TP. HCM – Một cái nhìn… vào hôm qua 12.11.2016. Buổi tọa đàm có sự tham gia của các nhà nghiên cứu phê bình văn học, nhà văn, nhà thơ, giảng viên chuyên ngành ngôn ngữ văn học, các nhà văn trẻ cùng các bạn sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
Sau hàng trăm năm bị thất truyền, giờ đây người Chăm đã tìm lại được kỹ thuật viết chữ trên lá buông vốn được coi là một di sản vô cùng quan trọng của cha ông họ ngày trước. TS. Trương Văn Món (Sakaya) - giảng viên khoa Nhân học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa Chăm chính là người đã truy tìm được “trọn gói” quy trình kỹ thuật này từ năm 1995, khi đến các làng Chăm tìm hiểu về các lễ hội...
Nữ sĩ Ninh Giang Thu Cúc và Lọ Lem đã biết nhau, đọc nhau, quý nhau từ rất lâu. Những cuộc hẹn thăm nhà nhau còn nhiều hơn đôi lứa. Ấy mà phải đợi đến hôm nay, chúng tôi mới "chạm" nhau lần đầu. Còn hạnh phúc nào hơn thế!
Đây là cuốn sách du ký mới nhất của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai kể về hành trình kể từ khi bắt đầu được nhận học bổng du học Úc rồi sau đó chu du 40 quốc gia trên thế giới.
Sáng ngày 22.7, tại trụ sở Hội Nhà văn TP đã diễn ra Lễ ra mắt di cảo và tưởng nhớ nhà thơ Hoa Níp do Ban Nhà văn trẻ tổ chức. Gia đình, người thân và đông đảo bạn văn, bạn đọc yêu quý nhà thơ trẻ tài hoa đoản mệnh đã đến tham dự. Một cuộc hội ngộ xúc động với nhiều nỗi niềm đã được chia sẻ về con người và tác phẩm của Hoa Níp.