Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội lần thứ XII diễn ra từ ngày 8 đến 9-8, tại Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam, 58 Quán Sứ, Hà Nội. Gần 19h ngày 8-8, Hội nhà văn Hà Nội đã công bố danh sách ban chấp hành (BCH) mới, nhiệm kỳ 2015-2020. Theo kế hoạch, BCH mới sẽ có 11 người, tuy nhiên, kết quả kiểm phiếu chỉ có 8 người đủ số phiếu cần thiết.
Từ nhiều năm nay, vào mỗi dịp hè, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai đều tổ chức trại sáng tác văn học cho các em thiếu nhi có năng khiếu văn chương. Ở TP. HCM mỗi trại viết kết thúc bằng cuộc thi viết truyện. Còn ở Đồng Nai, sau mỗi trại viết, các bài viết hay (truyện, thơ, tản văn…) được tập hợp in thành tập san phát hành rộng rãi tới các trường học trong tỉnh.
Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, mà trực tiếp là Khoa Văn học đã tổ chức phát động Cuộc thi Sáng tác thơ haiku Nhật Việt lần thứ 6.
Theo số liệu vừa được công bố bởi Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật (Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch), với 6 nhà sáng tác ở các địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng trên cả nước là Đại Lải (Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt (Lâm Đồng), Vũng Tàu, chỉ tính riêng trong năm 2016 đã có tới 66 trại sáng tác văn học nghệ thuật được tổ chức (thông thường mỗi trại được tổ chức 15 ngày với 15 "trại viên").
Cục Xuất bản, In và Phát hành vừa có văn bản gửi các nhà xuất bản và đối tác liên kết yêu cầu kiểm tra, rà soát lại nội dung cuốn sách.
Tôi đọc “Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương” của TS. Nguyễn Thị Tịnh Thy, giảng viên Khoa Văn, Đại học Sư phạm Huế vào những ngày bức bối trước đợt nắng nóng bất thường thiêu đốt không chỉ ở “chảo lửa” Bình-Trị-Thiên, Nghệ-Tĩnh… mà tận Hà Nội. Việc cảnh báo nhân loại đã, đang và sẽ bị thiên nhiên “trả thù” chính vì những hành vi thô bạo, hám lợi, vô ý thức của con người không phải là chuyện mới, nhưng trong văn học Việt Nam, thì đây là tác giả đầu tiên công bố một công trình dày dặn tập trung về vấn đề nan giải này của nhân loại.