Về già. Cũng như bao người khác, ba tôi chọn thiên nhiên hoa cỏ nhàn nhã vui sống. Mỗi ngày, mặt trời phía xa xa chưa kịp lấp ló, đã thấy ba tôi cần mẫn xách những xô nước mát trong trĩu nặng đôi bờ vai xương xẩu tưới lên những tia sống khỏe, mớm yêu cho từng khóm cây, chậu cảnh vườn nhà.
Một lần đi công tác miền Tây Nam Bộ. Tôi được gia đình người quen thết đãi một món ăn mà thoạt nhìn vào nồi nước lèo thì nhầm tưởng là bún riêu cua. Nhưng càng nhâm nhi thưởng thức vị cay cay chua chua ngọt thanh hòa lẫn của me ngào, cà chua thái miếng, cùng các loại rau đồng nội được hái lên từ những con kênh rạch chĩu chịt... mới cảm giác là không phải. Bởi món ăn “lạ miệng” ấy có sức lôi cuốn mạnh mẽ từ màu nước vàng ươm như ong nhả mật đến cái giòn tan như khi ăn bánh đa nướng của con cua đồng vừa ráng dầu dậy lên thơm phức.
Huyện Tây Sơn - một vùng trung du bán sơn, bán địa với lưu vực sông Côn, bạt ngàn những cánh đồng mía. Ngọn mía vươn cao khỏi đầu, thảm mía bao la một vùng tươi xanh...
Hầm Hô là một địa danh du lịch hấp dẫn với nét ngọc nguyên sơ của miền đất võ Tây Sơn - Bình Định. Đây là vùng đất khô cằn, cây trâm núi mọc um tùm, thuận lợi cho việc làm tổ của bầy kiến vàng.
Tôi sinh ra ở thành phố Quy Nhơn có biển ôm lưng. Nhưng nơi tôi cắp sách đến trường lúc nhỏ lại là miền đất Phú Thọ - một xóm nhỏ có làng nghề truyền thống làm bánh hỏi khá nổi tiếng, nằm trên con đường bê tông hóa dẫn thẳng vào danh thắng Hầm Hô.
Xứ sở của đất Tây Sơn thượng võ nổi danh với nhiều món ngon vật lạ thuần Việt. Song theo tôi, có lẽ, chỉ món "Dé" mới xứng đáng có tên trong danh mục "vơ đét" văn hóa ẩm thực ở phố núi này.
Trang 2 / 3