Hỏi ra mới hay, đầu tháng mỗi học sinh nộp 30 lon bia, cuối tháng nộp 3 kg giấy báo. Nhà có 3 đứa đang đi học. Hỏi, làm sao xin đủ trăm lon bia và chục ký giấy? Phụ huynh bảo xin được bao nhiêu thì xin, còn lại ra vựa chai bao mua lại. Hỏi, vậy sao không nộp tiền, khỏi đi mua? Trả lời, nhà trường bảo làm thế để giáo dục ý thức cho học sinh. Tôi tưởng chuyện này có từ thời con tôi đi học, nay đã bỏ rồi, ai dè nó vẫn tồn tại, không chỉ ở Quảng Nam mà rất nhiều nơi khác nữa.
Trong những ngày Tết, bạn bè, người thân đến nhà để thăm hỏi và chúc Tết đồng thời không quên lì xì (hay còn gọi là mừng tuổi) khi gặp trẻ em. Mừng tuổi đầu năm như một lời chúc may mắn, sức khỏe và sung túc.
Tết Nguyên Đán năm nay, miền Bắc nắng ấm kéo dài, miền Nam triều cường ngập lụt, nên các loại hoa cây cảnh chơi Tết như đào, mai, quất, cúc… đều kém sắc so với mọi năm.
Mitsuko là một phụ nữ Nhật truyền thống. Bà đã dành 20 năm son trẻ để ở nhà nuôi dạy con cái và làm nội trợ. Tôi hơi bất ngờ vì không thấy bà ở nhà chuẩn bị đón năm mới. Mitsuko có hẹn xuống Osaka cùng bạn, rồi mọi người sẽ cùng nhau đi về phía nam để tham quan và tắm onsen.
Năm nay, vợ tôi bất ngờ tuyên bố sẽ chỉ cho vào phong bì mừng tuổi hai mươi nghìn thôi. Không phải vì năm nay không có tiền, mà bỗng dưng cô ấy muốn “xét lại” việc mừng tuổi. Cuối cùng thì thủ tục ấy đang có ý nghĩa gì?
Thử nghĩ xem, mới hôm qua còn mặn nồng, 1 buổi sáng thức giấc, người tình dành cho bạn lời chia tay thông qua mạng xã hội sẽ shock đến thế nào. Đúng là, trên đời chuyện quái gì cũng có thể xảy ra.