Cuối tháng 10, tôi gặp Murray Hiebert, phó giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington, DC. Ông là chuyên gia hàng đầu của Mỹ về khu vực Đông Nam Á, cũng như riêng vấn đề Biển Đông. Tôi ở đó cùng 8 nhà báo nữa từ Đông Nam Á và châu Đại dương. Tất cả cùng quan tâm đến TPP và Biển Đông. Nhưng Hiebert mở đầu câu chuyện bằng nụ cười lịch thiệp.
Hà Nội đang treo thưởng to cho những ai có sáng kiến chống được ùn tắc giao thông ở thủ đô: 200.000 USD cho giải nhất, 100.000 USD cho giải nhì.
Việc cho thuê vỉa hè để họp chợ bán hoa, cây cảnh vào dịp cận tết sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt, giao thông của cộng đồng cùng nhiều hệ lụy. Cần cân nhắc việc tận dụng vỉa hè để cho thuê họp chợ hoa, cây cảnh, nhất là ở những con đường nhỏ hẹp có lưu lượng người tham gia giao thông đông đúc.
Tôi có chị bạn từng làm quản lý cho một tổ chức từ thiện ở TP HCM vài năm trước. Khi thực hiện hoạt động xây tặng trường học ở vùng sâu vùng xa của một số tỉnh miền Tây, chị thường gặp khó khăn về thủ tục giấy tờ và cảm nhận được sự trì trệ có phần nhiều hơn vào các giai đoạn trước và sau kỳ nghỉ Tết.
Trong nghề báo, tôi từng đọc, xuất bản những tuyến bài cùng một chủ đề, kéo dài từ năm này sang năm khác. Đấy là những quyết định hành chính bị trì hoãn không rõ nguyên nhân, tạo ra một cuộc đợi chờ tuyệt vọng. Tôi gọi đấy là những lúc mà công lý bị “delay” - vì chúng gợi tôi nhớ đến những thông báo theo kiểu sân bay: Bạn sẽ bị delay 10 phút, 20 phút, rồi 1 giờ, rồi có thể nửa ngày, vì một lý do nào đó.
Bạn đọc hẳn không ai quên cuộc đấu khẩu dí dỏm, hài hước hàng chục năm nay giữa bác Lý Sinh Sự và “gã đài phường” trên chuyên mục “Nói hay đừng”. Nhưng nay thì cuộc “sinh sự - sự sinh” này có nguy cơ đứt gánh bởi “gã đài phường” đang đứng trước ngưỡng cửa thất nghiệp.