Chỉ khi người làm ra và vận hành quy trình ấy biết được cái giá của sự liêm sỉ; biết được số phận thảo dân cũng đáng quý như số phận quan; biết được "trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ", biết được sẽ không có vùng cấm nào để hạ cánh an toàn cho những chuyên cơ vơ vét…, thì khi ấy, "quy trình đúng" mới không trở thành cái khiên che chắn cho tội lỗi, hại dân, hại nước.
Hồi còn ngồi ở giảng đường trường Luật, đám sinh viên ngành đào tạo cán bộ Toà án chúng tôi thường lấy các vụ án trên báo ra tranh cãi. Gần đây, cái không khí tranh luận ấy lại bất đồ được hâm nóng. Chỉ trong mấy ngày, không chỉ giới luật mà dư luận xã hội có thêm một thành ngữ mới: nhân thân tốt.
Tôi đồ rằng những công dân mạng mang tinh thần nhân đạo tuyệt vời đang hơi hào phóng trong việc ban phát tình thương và lòng vị tha cho những thanh niên phạm tội vì thiếu hiểu biết. Vụ việc hai thanh niên bị tuyên án tù vì hành vi cướp bánh mì và một số tài sản vặt vãnh trị giá mấy chục ngàn đồng đang gây xôn xao trên mạng gần đây.
Tôi xuất thân từ một gia đình không giàu có. Bố và mẹ đều làm công nhân. Nếu phải trả hàng chục triệu mỗi năm cho hai đứa con học đại học, gia đình tôi chắc chắn không kham nổi. Nhưng đại học, với tôi hay nhiều bạn bè cùng lứa, câu chuyện đáng kể duy nhất chỉ là “đỗ” hay “không đỗ”.
Vài ngày trước, nhân sự cố “mổ nhầm chân” tại Bệnh viện Việt Đức, tôi đã viết chia sẻ rằng mình cũng từng mổ nhầm bên. Cách đây 15 năm, tôi từng rạch da, khoan sọ nhầm bên trái thành bên phải trong một trường hợp bị tụ máu trong não. Tôi nhầm lẫn khi rạch da và khoan sọ, chưa đi vào màng não nên chưa gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng tôi tự đứng ra báo cáo và nhận trách nhiệm. Sự cố ấy đã ám ảnh tôi trong nhiều năm.
Tôi mới đi Lào Cai. Trên đường đi, qua Bắc Hà, cả đoàn tạt qua một ngôi nhà bên đường có bày bán mấy loại hoa quả. Cô bán hàng là một giáo viên trường huyện. Được nghỉ hè, cô trẩy mấy thứ quả trong vườn rồi kê ra trước cửa vừa bán vừa trông nhà, thêm vài đồng đi chợ. 20.000 đồng một kg xoài, vàng ruộm, ngọt lừ. Cả đoàn tôi cân cân buộc buộc. Mỗi người vài kg xoài. Vừa lên xe nổ máy, tôi thấy cô giáo rối rít vẫy tay gọi lại. Hóa ra số xoài của tôi là 5,2 kg nhưng cô nhầm thành 5,5 kg. Ba lạng, 2.000 đồng một lạng, tức là thừa 6.000 đồng. Nói thế nào cô cũng không cầm chỗ tiền thừa ấy vì “các anh mua hàng nhà em là quý lắm rồi”.