Đi trên các tuyến đường quốc lộ ở nước ta, đôi khi chúng ta nhìn thấy những cổng chào hoành tráng bắc ngang đường. Chúng cho biết chúng ta chuẩn bị đi vào địa phận tỉnh nhà và tỉnh nhà lịch sự “Kính chào quý khách”. Nhiều hơn các cổng chào tỉnh là các cổng chào thành phố, cổng chào huyện, cổng chào xã. Có vẻ như chúng ta có một “nền cổng chào”.
Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, giao tiếp trong cộng đồng, giao tiếp với nước ngoài (người ta có thể học để giao lưu với người bản xứ), giao tiếp giữa các thế hệ (các tác phẩm văn hoá, các tư liệu lịch sử truyền cho đời sau...).
Địa bàn tỉnh Quảng Bình đón khoảng 1.000 đoàn cứu trợ sau cơn lũ lịch sử tháng 10/2016. Hà Tĩnh con số thấp hơn nhưng cũng ở mức vài trăm đoàn. Chúng tôi thuộc dự án Nhà chống lũ, đi khảo sát đánh giá để xây dựng mô hình nhà an toàn cho hai địa bàn này. Đi cùng là một doanh nghiệp, họ muốn tự đi phân phát tiền và gạo - cách họ thường làm mỗi năm mỗi khi có bão lũ.
Lưu Anh Phương là tài xế xe du lịch. Vợ làm công nhân, nuôi hai đứa con học đại học. Tổng thu nhập cả nhà mỗi tháng hơn 10 triệu, lấy nhau từ năm 1995, giờ vẫn ở nhà thuê. Lái xe 26 năm, và thứ năm tuần qua, lần đầu tiên người đàn ông này lên báo: anh bị hai cảnh sát cơ động xốc nách đưa đi ở trạm thu phí BOT Cai Lậy, trong lúc đang chờ lấy lại tiền lẻ trả lại.
Trên cung đường dọc miền núi phía Bắc, lòng tôi nảy sinh một câu hỏi. Có bao giờ bạn tự hỏi, những đứa trẻ mình bắt gặp, trong bộ quần áo thổ cẩm, giữa cao nguyên đá, trên những cánh đồng tam giác mạch, 10 năm sau chúng sẽ đi đâu, làm gì?
Ngân là người cho vay lãi ở khu công nghiệp. Cô không phải là mẫu bà chủ tiệm cầm đồ mặt núng nính tay đeo nhẫn vàng, cũng không phải mẫu anh chị tay ám màu khói thuốc. Cô là một bà mẹ đơn thân, làm ngày làm đêm trong nhà máy, nuôi một đứa con nhỏ trong căn phòng trọ hơn mười mét vuông.