Những chiếc khăn lụa mềm mại mang thương hiệu Khaisilk đã là niềm tự hào của người Việt suốt 30 năm qua. Tuy nhiên, đùng một cái, người tiêu dùng phát hiện mình bị lừa dối. Nghĩ gì đây?
Năm 1985, Elizabeth Kemf đến Việt Nam, mang đứa con đầu lòng trong bụng. Elizabeth là một nhà báo về môi trường. Cô đến để ghi chép lại những gì mà chiến tranh đã gây ra với những cánh rừng tại nơi này, cũng như nỗ lực khắc phục của người dân Việt Nam. Elizabeth đang mang bầu hai tháng.
Sinh viên xếp hàng ăn cơm từ thiện với giá 2 nghìn đồng có thể được coi là “thiếu tự trọng”, vì đã “cướp miếng ăn của người nghèo” hay không là một chủ đề có thể tạo ra những cuộc tranh luận không có hồi kết như đã xảy ra mới rồi trên mạng xã hội.
Trong một hội thảo lớn của riêng của các doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam, có một giáo sư nổi tiếng từ Đài Loan tham dự. Liên quan đến vụ công nhân đập phá nhà xưởng một số doanh nghiệp Đài Loan trong vụ biểu tình chống Trung Quốc tháng 5/2014, thay vì trách móc nước sở tại như tôi hình dung, vị giáo sư này lại đặt hàng loạt câu hỏi. Hàng trăm nhà đầu tư Đài Loan ngồi nghe, im phăng phắc.
“Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam”, bạn đọc có biết chuyện gì đây không? Nó không phải là báo cáo tổng kết về chuyện in sách, không phải là bài báo về thiết kế bìa sách cho một trang báo chuyên về mỹ thuật. Nó là luận án tiến sĩ hẳn hoi đấy.
Chị Loan chủ quán liên tục than phiền về chuyện đường phố bị chặn để sửa chữa. Cái sự ấy, nó đuổi bớt khách khỏi quán của chị. “Ngày càng khó sống hơn xưa. Nó đông đúc, đắt đỏ. Tụi trẻ lớn lên thiếu việc làm, không thể nào mua nhà vì giá tăng chóng mặt”, chị nói khi chan nước phở.