Tôi đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc bóng đá, trên rất nhiều cương vị khác nhau, đến mức ngỡ như khó có một trận cầu nào có thể khiến mình bay bổng được nữa. Nhưng đến khi chứng kiến U23 Việt Nam loại Qatar để ghi tên mình vào trận chung kết, tôi biết mình đã gặp một điều thần kỳ chỉ có trong giấc mơ.
Ngày U23 trở về, tôi đã khóc khi thấy những người hùng thân thương của mình tay gặm bánh mỳ, tay vẫy người hâm mộ, vật lộn cả ngày trời sau một ngày đã kiệt sức vì quyết chiến trong bão tuyết. Các em vừa mới khiến tôi tin rằng bóng đá đang được xây từ nền, nhưng những gì diễn ra hôm qua tại quê nhà lại khiến tôi nhận ra: chúng ta vẫn đang làm từ nóc.
Khá sốc khi chợt hỏi một vài chức sắc và nhà văn trung ương ở một số Hội Văn học Nghệ thuật địa phương về những người bạn viết khá thành danh mà tôi quen biết, rằng: đã xúc tiến làm hồ sơ đề nghị kết nạp họ vào Hội Nhà văn Việt Nam chưa, thì được trả lời lạnh tanh: văn ấy/ thơ ấy sao vào nổi làng chuyên nghiệp!
Một người họ hàng đến gặp tôi dịp tất niên năm ngoái. “Chú có quan hệ rộng, chú xin việc cho cháu nó với, hết bao tiền cũng được”. Anh xoay mãi chén nước đã nguội: “Chạy hết 70 triệu mà chờ sáu tháng nay cháu nó vẫn chưa được vào làm”.
“Không! MBA chưa đủ. Con trai chỉ thay được tôi chừng nào đức tin của doanh nghiệp thấm đẫm trong từng tế bào của nó”. Đó là năm 2010, tôi ngồi với Henry Lee - một chủ doanh nghiệp gốc Hàn – bên bờ biển Auckland, New Zealand. Khi ấy, Henry có một doanh nghiệp nhỏ tại quốc gia này. Tôi nói vui rằng chỉ một năm nữa thôi, ông có thể yên tâm khi người con lớn của ông đang học MBA tại Đại học Auckland thay cha quản lý doanh nghiệp. Nhưng ông phủ nhận. Với Lee, trình độ không quan trọng bằng niềm tin.
Một ngày giữa năm 2015, trung úy Đang về phép sau một năm đi làm nhiệm vụ ở Trường Sa. Người lính trẻ mang theo niềm háo hức bởi lần đầu tiên, anh sẽ được gặp con gái hơn một tuổi. Vợ sinh con khi anh Đang làm nhiệm vụ ở đảo Nam Yết. Chân Đang bước nhanh hơn khi về đến ngõ, run run khi mường tượng ra cảnh được ôm con gái vào lòng.