Đơn vị đồng hành
Truy cập: 10,952,654 lượt

Tôi sinh ở Hải Phòng. Quê hương tôi có một truyền thống kỳ dị về việc tìm đường xuất ngoại. Một đứa trẻ Hải Phòng có thể lớn lên với cả một bầu văn hóa về sự ủ mưu đi nước ngoài, và tiếp nhận ý niệm về việc ra đi một cách rất tự nhiên. Đôi lúc, bầu không khí đó tạo ra một sự thôi thúc.

Tôi chợt khựng lại khi vị giáo sư già đặt câu hỏi: "Đâu là khác biệt của phở, so với món mì Nhật Bản và Trung Quốc?"...

 

Bạn có thể bắt gặp những lời chúc vì hòa bình ở bất kỳ đâu trong những ngày này. Hiếm có khi nào mà khái niệm quen thuộc “hội nghị thành công tốt đẹp” lại có ý nghĩa sâu sắc và thực tế đến thế tại Hà Nội - nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai.

 

Tôi ngồi với ông Tư Cứu trước khu tạm cư của dân gốc Thủ Thiêm một tuần trước Tết Nguyên đán. “Từ ngày bị mất nhà đến nay, chúng tôi không có Tết”, ông Tư năm nay đã 69 tuổi, giọng trĩu nặng. Cuộc sống tạm bợ, khó khăn, phần vì luôn trong tâm trạng rối bời nên không ai còn lòng dạ nghĩ chuyện tết nhất.

 

Chủ nhân bức ảnh chú thích: “Bức ảnh này chụp vào trưa ngày 13/01/2014 tại quán cơm chay Thiên Phước 5000 đồng, địa chỉ 62 Nguyễn Chí Thanh, Phường 16, Quận 11 (SG). Một người đàn bà bán ve chai bước vào quán với bao gạo và chai dầu ăn. Chị mang ơn quán cơm này vì đã cứu chị rất nhiều bữa đói. Chị nghèo khó nhưng không quên ơn, gom góp từng đồng, cuối năm, chị dành mua 1 bao gạo và 1 chai dầu tặng lại quán để có thể giúp thêm những người khốn khó khác”.

Câu chuyện phu nhân Bộ trưởng Bộ Công Thương được xe biển xanh đón tận chân cầu thang máy bay vào chiều 4-1 đã gây xôn xao dư luận mấy hôm nay.

 

Top