Khoan hãy luận đúng sai, đứng trước sự manh động của người dân, trước hết tôi thấy thương họ.
+ Tôi thương là bởi sự chịu đựng của họ đã lên tới đỉnh điểm từ khi nhiệt điện Vĩnh Tân gây ô nhiễm môi trường, việc xả chất thải xuống biển làm chết thủy sản, khiến ngư dân địa phương không còn kiếm sống được nữa. Thiệt hại này kéo dài nhiều năm rồi, nhưng chỉ mình người dân gánh chịu hậu quả.
+ Tôi thương là bởi người dân đã hoàn toàn mất niềm tin vào Chính quyền địa phương sau rất nhiều lần họ kêu cứu, họ gào thét, họ van xin mà không ai nghe thấu, sẻ chia.
Vậy thì giờ trách ai? Có chăng, Chính quyền địa phương nên tự trách mình đã vô cảm, tắc trách bao che cho những sai phạm kể trên.
Hàng ngày, các Vị vẫn luôn lấy học thuyết của Mác Lê ra nói như những câu cửa miệng, như chân lý sống còn. Vậy, thưa các Vị, cái câu "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh" là của ai thế? Hãy trả lời đi, trả lời xong rồi thì hãy bình tĩnh suy ngẫm xem do đâu người dân phẫn nộ đến như vậy.
Không có lửa sao có khói, phải không nào?
Cá nhân tôi yêu chuộng hoà bình, yêu chuộng đối thoại và rất ghét bạo lực. Nhưng, trước ngư dân Bình Thuận hôm nay, thay vì lên án họ, tôi đồng cảm, sẻ chia nhiều hơn.
Chủ tịch QH có nói: "Chúng ta đi sát dân hơn, lắng nghe nguyện vọng của nhân dân nhiều hơn. Chủ động nắm chắc tâm tư, nắm bắt thực tiễn đời sống để phản ánh kịp thời với QH". Lãnh đạo Bình Thuận đã làm được điều đó chưa, hay các vị nghe xong rồi để đấy?
Tôi muốn nhắc lại lần cuối: "Tiên trách kỷ, hậu trách Nhân"
Và thắng Nhân dân chưa bao giờ là Thắng. Còn mất Nhân dân, ấy mới thật là Thua.
Tôi nghĩ đây là bài học chua xót, nhưng cũng là lúc chính quyền địa phương cần nghiêm khắc nhìn nhận lại mọi chuyện.
Hãy lấy Dân làm GỐC, câu nói quen thuộc nhưng cần thiết vào lúc này, nếu thực sự các vị còn lương tri và còn muốn Đất nước này tồn tại.