Đơn vị đồng hành
Truy cập: 5,433,530 lượt

Phút 89 là phút áp chót trong trận bóng đá, đó là cái phút đầy kịch tính, có thể chuyển bại thành thắng, chuyển khóc thành cười, có thể làm thay đổi cả số phận của đội bóng lẫn người ghi bàn và người giữ gôn. Có lẽ với cái ý nghĩa đó, Minh Đan trong tập thơ này, muốn chia sẻ với bạn đọc sự lựa chọn khắc nghiệt của mình trước sự dồn đẩy của cảm xúc và lý trí.

 

“Đa mang anh” là tập thơ khá xinh xắn của năm tác giả nữ đến từ những vùng đất khác nhau: Thủy Hướng Dương, Minh Đan, Trần Mai Hường, Võ Thi Nhung và Thy Nguyên. Tập thơ đã mạnh dạn khẳng định chất nữ tính, những khao khát bạo liệt rất đàn bà.

 

Tôi là một người rất thích đọc thơ Minh Đan. Minh Đan là một người phụ nữ làm thơ đầy cá tính và có phong cách riêng. Thơ tình Minh Đan lãng mạn nhưng không hề yếu đuối, không hề ủy mị. Đặc biệt, với thể loại thơ về đề tài xã hội, về nhân sinh trước những vấn đề về hiện tượng nóng bỏng của đất nước, về đời sống của nhân dân. Minh Đan luôn chia sẻ với những người nghèo, những người cơ khổ và luôn tỏ một thái độ rất minh định, rõ ràng về vấn đề chủ quyền của đất nước…

Minh Đan là em gái tôi, nhưng thơ Minh Đan là một người bạn. Trong chừng mực đó, tôi đọc và bắt gặp những cảm xúc mong manh tựa hồ sương khói.

 

Minh Đan còn trẻ. Làm báo chuyên nghiệp, nhưng 15 năm gắn bó với thơ. Cá nhân tôi, 2 năm mới được một tập. Lọ Lem Đất Võ 6 năm ra 4 tập thơ, nghĩa là cứ một năm rưỡi cô cho ra đời một “đứa con tinh thần”, mới … ghê. Đó là cuộc ma-ra-tông thơ. Hôm nay, trận đấu đã bước sang Phút 89. Phút hồi hộp, gay cấn nhất, cũng là phút đáng chán nhất. Bên thì cầu tăng giờ, bên thì muốn câu giờ. Minh Đan đang thắng.

 

Trong bộn bề đời sống hôm nay, những trang viết về công nhân - lao động không nhiều, nên sẽ rất quý giá, đáng trân trọng khi nhà thơ Minh Đan viết những dòng thương tặng nữ công nhân nghèo.

 

Top