Đơn vị đồng hành
Truy cập: 5,481,383 lượt

Nhà phê bình Hàn Quốc Vũ

Có hai vì sáng làm nên ban ngày và ban đêm, đó chính là mặt trời và mặt trăng. Còn Minh Đan, nữ thi sĩ trẻ này đã để lại được gì?

 

I.

Nghịch mùa ơi!

Nát tan này

Đành chôn giấu

Nén cho đầy mắt nhung

(Tường vi cánh mỏng)

 

II.

Đường đường cong

Em - con gái

Thắp mặt trời

Không hư ảo

Không chông chênh.

(Thắp mặt trời xuân)

 

Có thể phương pháp so sánh này sẽ làm sáng lên phong cách cực kì thơ của Đan khi mà "Nghịch mùa ơi! / nát tan này/ đành chôn giấu/ nén cho đầy mắt nhung" như là một vầng trăng, và "Đường đường cong/ Em - con gái/ không hư ảo/ không chông chênh" là một vầng thái dương chói lóa.

 

Tôi từng thương Kiều, thương Nguyễn Du - đại thi hào và danh nhân văn hóa của nhân loại, nên ở đoạn thơ tôi đặt "một La Mã" đã gào rú lên tận cùng tột đỉnh, bắn tóe láng lai ra cái "đại khổ" cho số phận mình. Giá trị nhân văn không dừng lại ở tựa bài "Tường vi cánh mỏng" mà còn dợn sóng hoài trong mỗi kiếp đời các thiếu nữ tài sắc đáng thương.

 

"Như một mùa trăng

Một mùa trăng

Ta biết đếm trái vơi đầy ân ái

Bỗng đột nhiên quyền sống bị cắt rồi

Em đã rụng khoảnh đời giông bão."

(Hàn Quốc Vũ)

để vỗ tay tán đồng cho Đan - một tài nữ nghịch mùa. Chỉ sáu chữ thôi: "Nghịch mùa ơi! / nát tan này" nói hết cánh hoa (cánh bèo cuộc đời) phải nếm vị thất tình mà bốn chữ: "nộ, ái, ố, ai" lớn hơn "hỉ, dục, lạc" gấp nghìn muôn tỉ lần!

 

Ai đó đã từng ta thán định mệnh - nó - chính nó truất đi cái con người mưu cầu: được yêu, được hưởng niềm hạnh phúc. Vậy thì cái chết không có nghĩa là chết bằng thể xác mà là chết bằng tinh thần, rơi tõm xuống vực thẳm, vướng nỗi đau cực độ. Như một cái "phẩm" trong nhân phẩm của nàng, tự nó biết không thể nào giương chân kiến chống lại mệnh trời, Đan thảng thốt: "Đành chôn giấu/ nén cho đầy mắt nhung". Hay quá!

 

Nghệ thuật câu chữ đúc nên được quả tim đầy các tố chất: yêu thương, đau khổ, khát vọng, cái mĩ và sự cam chịu vô cùng tuyệt vời. Tôi từng viết: "Nhà thơ sinh ra thần thơ phải bị dìm trong cõi cô độc. Ngoài yếu tố đó, chúng ta chỉ có gạch quí mà thôi."

 

Thế thì nữ thi sĩ của chúng ta đang nỗ lực hết mình cho nàng thơ; và đúng như vậy, thơ Đan đã đạt hơn nửa vầng trăng thắp đầy cho những người hâm mộ. Nếu "một La Mã" làm nàng đau thương thì "hai La Mã" nàng hãnh diện trưng ra "con gái - mĩ nữ" của nàng: "Đường đường cong/ Em - con gái/ thắp mặt trời/ không hư ảo/ không chông chênh" mô tả thiên đường - nơi quí đàn ông thực sự mê đắm, và chính hai báu vật nam - nữ này đẻ ra nhân loại, bảo tồn vũ trụ chúng ta.

 

Tôi rõ nàng: cần hạnh phúc lứa đôi thật, không cần lời tán tỉnh hay cái đuôi dài vô thưởng vô phạt, đôi lúc gây phiền! Sự thông minh từ người cầm bút như Đan khắc họa cho bao đàn ông biết cách, biết về một nhân phẩm đàn bà; chịu yêu thật lòng, chứ không chịu bị lường gạt như bài "Hứa chi mây gió vụt bay", "Gã khờ", và "Buổi chợ tình" viết là "Nắng lung linh/ không ai gọi/ Buổi chợ tình/ buồn em". Kiểu dùng từ trong đoạn này mới, lạ, hấp dẫn và có tính cấp số nhân từ hai trở lên thì mặt trời xuân mới đẹp!

 

Chao ôi! Phút sung sướng ở một người khi người ấy biết uống, đích thực đây là rượu quí!

Tiền Giang, 2012

HÀN QUỐC VŨ

Top